1. Cấu tạo micropipet
Gồm 2 phần chính: Phần tay cầm và phần xả dung dịch
– Hình được mô tả như bên dưới:
+ Phần tay cầm gồm: Núm đẩy – trục đẩy (plunger button – plunger) – Khóa thể tích (volume clock – lưu ý là có dòng micropipet có núm khóa, có dòng không có), núm này thông thường chỉnh thể tích dung dịch cần hút – chỗ giữ ngón tay (finger hook) – khu vực hiển thị thể tích (volume display) – núm đẩy típ (Tip eject button)
+ Phần hút đẩy chất lỏng (liquid end) gồm: Lò xo, lò xo, piston, cần đẩy típ (hoặc trục đẩy típ đối với 1 số dòng micropipet khác), đệm Oring, ống thông
2. Lịch sử hình thành Micropipet
– Trước khi có sự phát minh micropipet, các nhà nghiên cứu thường dùng miệng để hút hóa chất, điều này rất nguy hiểm. Đó chính là động lực cho những nhà khoa học phát minh ra các dụng cụ hút mẫu mà bây giờ thường được gọi là pipet hoặc micropipet
Những chiếc pipet đơn giản đầu tiên được làm bằng thủy tinh là pipet Pasteur. Những chiếc pipet cỡ lớn hơn cũng dùng vật liệu thủy tinh; bên cạnh đó là loại pipet co bóp bằng nhựa dùng để lấy các thể tích không đòi hỏi độ chính xác.
Chiếc micropipet đầu tiên được cấp bằng sáng chế năm 1957 là của Tiến sĩ Heinrich Schnitger (Marburg, Đức).